Trong thần thoại Trung Quốc, Thần Nông ngoài việc là ông tổ nông nghiệp, người đã dạy dân trồng ngũ cốc và chế tạo ra cày bằng gỗ, ông tổ nghề gốm sứ và nghề y dược,thì đôi khi ông cũng được coi là tổ tiên hay thủ lĩnh của Xi Vưu; và giống như ông này,
Thần Nông là người có đầu giống đầu bò, sừng nhọn, trán đồng, đầu sắt, đuôi bọ cạp, chân rết.Một khác biệt giữa huyền thoại và khoa học được thể hiện trong thần thoại Trung Hoa.
Thần Nông và Hoàng Đế được coi như là những người bạn và đồng học giả, cho dù giữa họ là khoảng thời gian trên 500 năm giữa vị Thần Nông đầu tiên và Hoàng Đế, và cùng nhau họ chia sẻ những bí quyết giả kim thuật dùng trong y dược, khả năng bất tử và chế tạo vàng.
Theo sự bổ sung của Tư Mã Trinh vào Sử ký thì Thần Nông là bà con với Hoàng Đế và được coi là ông tổ của người Trung Quốc. Người Hán coi cả hai đều là tổ tiên chung của mình với thành ngữ “Viêm Hoàng tử tôn” (con cháu Viêm Hoàng).
Ông chết do nếm phải một loại độc thảo mà không kịp lấy thuốc chữa, sau một thời gian dài từng nếm rất nhiều các loại độc thảo khác nhau. Ông được thần thánh hóa như là một trong số ba vị vua huyền thoại danh tiếng nhất, gọi chung là Tam Hoàng vì những đóng góp của mình cho loài người.
Cũng theo Tư Mã Trinh thì Thần Nông làm vua 140 năm, khi mất táng tại Trường Sa (nay thuộc tỉnh Hồ Nam). Kinh đô ban đầu đặt tại đất Trần, sau dời tới Khúc Phụ.
Hậu duệ của ông truyền được 8 đời kéo dài 520 năm cho đến khi Hiên Viên Hoàng Đế nổi lên, ngoài ra Thần Nông còn có người con gái tên là Tinh Vệ.
Khó có thể nói Thần Nông là một nhân vật lịch sử có thật hay không. Tuy nhiên, Thần Nông, dù là một cá nhân hay một thị tộc, là rất quan trọng trong lịch sử văn hóa—đặc biệt khi nói tới thần thoại và văn học dân gian.
Trên thực tế, Thần Nông được nhắc tới rất nhiều trong văn học lịch sử.
Ông được cho là từng nếm thử hàng trăm loại cây cỏ để kiểm tra các tính chất dược học của chúng. Đóng góp được coi là của Thần Nông là Thần Nông bản thảo kinh được biên tập và chỉnh lý lần đầu tiên vào khoảng cuối thời Tây Hán, vài ngàn năm sau khi Thần Nông tồn tại – trong đó có liệt kê nhiều loại cây cỏ khác nhau, như linh chi, được Thần Nông tìm ra và đánh giá phẩm cấp, tính năng.
Tác phẩm này được coi là dược điển sớm nhất của người Trung Quốc. Nó cũng bao gồm 365 vị thuốc tổng hợp từ khoáng vật, cây cối và động vật. Thần Nông được coi là đã nhận dạng hàng trăm loại dược thảo và độc thảo bằng cách tự mình nếm thử để tìm hiểu tính chất của chúng, là cốt yếu đối với sự phát triển của y học cổ truyền Trung Hoa.
Truyền thuyết cũng kể rằng ban đầu Thần Nông có thân hình trong suốt và vì thế ông có thể nhìn thấy các tác động của các loại cây cỏ khác nhau lên cơ thể mình. Trà, được coi là thuốc giải đối với các tác động gây ngộ độc của khoảng 70 loại cây cỏ, cũng được coi là phát hiện của ông.
Phát hiện này được coi là vào năm 2737 TCN, mà theo đó Thần Nông lần đầu tiên nếm thử trà từ những chiếc lá chè trên cành trà bị cháy, được gió nóng của đám cháy đưa tới và rơi vào vạc nước sôi của ông. Thần Nông được tôn kính như là ông tổ của y học Trung Hoa. Ông cũng được coi là người đã đề ra kỹ thuật châm cứu.
Người ta cũng cho rằng Thần Nông đóng một vai trò trong việc tạo ra cổ cầm, cùng với Phục Hy và Hoàng Đế.
Một số công trình học thuật cũng đề cập rằng dòng họ đằng cha của viên tướng nổi tiếng thời nhà Tống là Nhạc Phi có nguồn gốc từ Thần Nông
LINK YOUTUBE
Đánh giá Thần Nông – người thầy đầu tiên từ phương Đông
Chưa có đánh giá nào.