PHÚ QUANG | |
![]() |
|
Tên khai sinh | Nguyễn Phú Quang |
Ngày/Nơi sinh | 13 tháng 10, 1949 tại Phú Thọ, Việt Nam |
Mất | 8 tháng 12, 2021 (72 tuổi) Hà Nội, Việt Nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp | Nhạc sĩ, Nhạc công, Giám Đốc Âm Nhạc, Kinh doanh |
Ca khúc tiêu biểu | Em ơi Hà Nội phố, Im lặng đêm Hà Nội, Tôi muốn mang Hồ Gươm đi, Hà Nội ngày trở về, Nỗi nhớ mùa đông, Về lại phố xưa, Nỗi buồn, Ngọn nến, Đâu phải bởi mùa thu, Mơ về nơi xa lắm,… |
Nhạc cụ | Piano, Guitar, Kèn cor |
Tiểu sử
Nhạc sĩ Phú Quang sinh năm 1949 tại Phú Thọ, quê gốc làng Vĩnh Lộc, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, có nhà ở phố Khâm Thiên. Phú Quang không biết chính xác ngày sinh của mình bởi sau khi sinh ông được khoảng 3 tháng, mẹ ông mới đi làm Giấy khai sinh cho ông và lấy ngày 13/10/1949 là ngày sinh. Về sau này, Phú quang đã sáng tác bài “Sinh nhật đen” để nói về ngày sinh nhật của chính mình.
Sự nghiệp
Năm lên 5 tuổi, ông theo gia đình về Hà Nội. 36 tuổi vào Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống và năm 2008 (59 tuổi) trở lại Hà Nội.
Nhạc phẩm đầu tay của ông là Ballad “Niềm tin” viết cho violoncello và piano (năm 1967)
- Năm 1967: Tốt nghiệp hệ Trung cấp kèn cor tại Nhạc viện Hà Nội.
- Từ năm 1967 đến 1978: Công tác tại Nhà hát Giao hưởng – Hợp xướng – Nhạc vũ kịch Việt Nam.
- Năm 1978: Học tại Nhạc viện Hà Nội, chuyên ngành chỉ huy dàn nhạc.
- Năm 1982: Tốt nghiệp, về công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam.
- Năm 1986: Chuyển về Phòng ca múa nhạc, Sở Văn hóa – Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 1994: Chuyển về Nhà hát Giao hưởng Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 2004: Thành lập Công ty Hỗ trợ và Phát triển Nghệ thuật Phú Quang.
Ca sĩ thể hiện thành công
- Theo danh ca Khánh Ly, người hát hay nhất nhạc của Phú Quang là nữ ca sĩ nhạc nhẹ của thập niên 90, Thu Phương.[3]
Các nhạc phẩm tiêu biểu
Ca khúc
- Bâng quơ
- Biển nỗi nhớ và em (Thơ Hữu Thỉnh)
- Ca khúc “Mẹ”[4]
- Chiều đông Moskva
- Chiều phủ Tây Hồ
- Chiều sóng và em
- Chuyện kể về tình yêu
- Chuyện bình thường số 7
- Em ơi Hà Nội phố (Thơ Phan Vũ)
- Đâu phải bởi mùa thu (Thơ Giáng Vân)
- Điều giản dị
- Gió và hoa hồng (Nhạc ngoại)
- Khúc mùa thu
- Im lặng đêm Hà Nội (Thơ Phan Thị Ngọc Liên)
- Lang thang
- Thương lắm tóc dài ơi
- Trong ánh chớp số phận
- Tình khúc 24
- Tình yêu của biển
- Mơ về nơi xa lắm
- Nói với anh
- Nỗi buồn
- Nỗi nhớ
- Nỗi nhớ mùa đông (Thơ Thảo Phương)
- Hà Nội ngày trở về (Thơ Thanh Tùng)
- Ngày mai
- Khúc mưa
- Sinh nhật đen[5]
- Lãng đãng chiều đông Hà Nội (thơ Tạ Quốc Chương
- Rock buồn
- Về lại phố xưa
- Với tất cả tình yêu (Nhạc ngoại)
- Khúc mưa (thơ Đỗ Trung Quân)
- Một dại khờ một tôi (thơ Nguyễn Trọng Tạo)
- Dương cầm lạnh (thơ Dương Tường)
- Có một ngày (thơ Nguyễn Khoa Điềm)
Khí nhạc & nhạc phim[sửa | sửa mã nguồn]
Phần lớn các bản khí nhạc của Phú Quang đều là những bản chuyển soạn cho flute và đàn dây. Một số trích đoạn khí nhạc của Phú Quang được dùng làm nhạc hiệu, nhạc nền cho chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam trong nhiều năm.
- Niềm tin (Sáng tác năm 1967) là tác phẩm âm nhạc không lời đầu tiên, viết cho đàn violoncello và piano.[6]
- Khát vọng
- Câu chuyện truyền thuyết
- Bao giờ cho đến tháng mười
- Tình yêu của biển (sáng tác năm 1976)
- Cõi người
- Khi mùa thu tới (phim Vị đắng tình yêu)
- Câu hát mẹ ru (viết cho đàn bầu)
Đánh giá Phú Quang
Chưa có đánh giá nào.