Ayn Rand (tên khai sinh Alisa Zinov’yevna Rosenbaum;[a] 2 tháng 2 [lịch cũ 20 tháng 1] năm 1905 – 6 tháng 3 năm 1982) là một nhà tiểu thuyết và triết gia quốc tịch Mỹ sinh tại Nga.
Bà nổi tiếng vì đã phát triển học thuyết Chủ nghĩa khách quan và vì đã viết một số tác phẩm như We the Living (Chúng ta những kẻ sống), The Fountainhead (Suối nguồn), Atlas Shrugged (Atlas vươn mình), For the new Intellectual (Vì giới tri thức mới) và tiểu thuyết ngắn Anthem (Bài ca tư tưởng). Là người gây ảnh hưởng rộng lớn tới nước Mỹ hậu chiến tranh thế giới thứ 2, các tác phẩm của Rand đã tạo nên sự mến mộ nhiệt thành cũng như phê phán nghiêm khắc.
Tác phẩm của Rand nhấn mạnh các quan niệm tư tưởng về hiện thực khách quan, lý trí, chủ nghĩa vị kỷ, và chủ nghĩa tư bản tự do, trong khi tấn công những gì mà bà coi là không hợp lý và phi đạo đức của lòng vị tha, chủ nghĩa tập thể (collectivism) và chủ nghĩa cộng sản (communism). Bà tin rằng con người phải chọn cho mình các giá trị và hành động theo lý trí; và rằng cá nhân có quyền để tồn tại vì lợi ích của chính bản thân mình, không hy sinh bản thân cho người khác hoặc người khác vì mình; và rằng không ai có quyền chiếm đoạt những gì thuộc về người khác bằng bạo lực hay lừa dối, hoặc áp đặt tiêu chuẩn đạo đức của mình lên người khác bằng bạo lực. Tính chất lý luận của Rand được mô tả là chủ nghĩa tiểu chính phủ (minarchism) và theo chủ nghĩa tự do (liberalism), mặc dù bà không bao giờ sử dụng thuật ngữ minarchism và ghê tởm chủ nghĩa tự do.
Mục tiêu rõ rệt của tiểu thuyết của Rand là miêu tả anh hùng của mình được lý tưởng hoá, một người có những khả năng và sự độc lập mâu thuân với xã hội, nhưng luôn bền gan quyết chí đạt được mục đích của mình.
Rand sinh trưởng trong gia đình tư sản gốc Do thái [2] tại Alisa Zinov’yevna Rosenbaum, Saint Petersburg (tiếng Nga: Али́са Зиновьевна Розенбаум) vào ngày 2 tháng 2 năm 1905. Bà là con đầu trong ba người con gái của Zinovy Zakharovich Rosenbaum và vợ, Anna Borisovna (née Kaplan). Cha bà Zinovy Rosenbaum là một dược sĩ và doanh nhân thành công, ông làm chủ toà nhà trong đó có cả hiệu thuốc.[3] Với niềm đam mê mãnh liệt cho nghệ thuật tự do, Bà bắt đầu viết kịch vào năm 8 tuổi và tiểu thuyết năm 10 tuổi.[4] Nhờ danh tiếng của Stoiunina Gymnasium, bạn thân của em gái Vladimir Nabokov, Olga. Hai cô gái chia sẻ niềm đam mê mãnh liệt về chính trị và thường tranh luận về chủ đề này: Nabokova bảo vệ cho nền quân chủ lập hiến, trong khi Rand ủng hộ ý tưởng nền cộng hòa.[5] Khi cô 12 tuổi, năm 1917, Cách mạng tháng hai February Revolution xảy ra tại Nga, trong thời gian đó bà ủng hộ nhà chính trị Alexander Kerensky chống lại Nga hoàng Tsar Nicholas II.
Sau Cách mạng tháng 10 – Nga, đảng Bolsheviks của Vladimir Lenin nắm chính quyền làm ảnh hưởng đến cuộc sống sung túc của gia đình bà. Tài sản cha bà bị tịch thu và gia đình bà bị đuổi ra khỏi nhà và chạy trốn đến Bán đảo Crimean, nơi vẫn còn dưới sự kiểm soát của Bạch vệ trong suốt cuộc Nội chiến Nga. Trong hồi ký của bà, Những năm tháng trường trung học, tự bản thân bà đã quyết định trở thành người vô thần. Sau khi tốt nghiệp trung học tại Crimea vào năm 16, Rand quay về với gia đình tại Petrograd (ngày nay là Saint Petersburg), Nơi mà cả gia đình đang đối mặt với nạn đói.[6][7]
Rand hoàn thành khóa học 3 năm tại Đại học Petrograd State University.
Sau Cách mạng Nga, các trường đại học mở cửa cho phụ nữ, Rand tham gia vào nhóm nữ đầu tiên nhập học tại đại học Petrograd State University,[8] Tại đây khi chỉ mới 16, cô bắt đầu nghiên cứu về lĩnh vực sư phạm xã hội, chủ yếu trong lịch sử.[9] Tại trường đại học bà bắt đầu làm quen với các tác phẩm của Aristotle và Plato,[10] các tác phẩm ảnh hưởng lớn đến bà.[11] Và người ảnh hưởng thứ 3 đến nghiên cứu triết học của bà là Friedrich Nietzsche.[12] Với khả năng đọc được tiếng Pháp, Đức và Nga, Rand cũng tìm hiểu các nhà văn Fyodor Dostoevsky, Victor Hugo, Edmond Rostand, và Friedrich Schiller, nhà văn mà bà yêu thích nhất.[13]
Cũng như nhiều sinh viên xuất thân từ tầng lớp trước đây, Rand bị đuổi học một thời gian ngắn trước khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, Nhờ sự khiếu nại của các nhà khoa học nước ngoài, nhiều sinh viên đuổi học được cho phép hoàn thành khóa học và tốt nghiệp,[14] Rand tốt nghiệp vào tháng 10 năm 1924.[15] Sau đó bà nghiên cứu khoảng 1 năm tại viện Technicum ở Leningrad. Với sự phân công, bà viết bài tiểu luận về diễn viên người Mỹ gốc Ba Lan Pola Negri, đây là tác phẩm xuất bản đầu tiên của bà.[16]
Một thời gian sau bà quyết định đặt bút danh của mình là Rand,[17] có thể là chữ Cyrillic rút gọn của họ bà,[18] Bà cũng tự nhận tên mình là Ayn, có thể từ tên tiếng Phần Lan hoặc từ tiếng Do Thái עין (ayin, nghĩa “đôi mắt”).[19]
Mùa thu năm 1925, Rand nhận được visa đến thăm người bà con ở Hoa Kỳ. Bà đến Hoa Kỳ vào ngày 17 tháng 1 năm 1926.[20] Trong khi bà đến thành phố New York City vào 19 tháng 2 năm 1926, Bà quá bất ngờ về tòa nhà chọc trời Manhattan khiến bà òa khóc và bà gọi là “nước mắt của sự lộng lẫy”.[21] Bà dự định ở lại Hoa Kỳ và trở thành nhà biên kịch, bà sống vài tháng với người bà con tại Chicago, một trong số họ làm chủ một rạp hát – chiếu phim và bà được phép xem cả tá phim miễn phí. Sau đó bà khởi nghiệp tại Hollywood, California.[22]
Ban đầu, Rand khá vất vả ở Hollywood và làm những công việc linh tinh để sống. Trong một cơ hội và gặp gỡ với nhà làm phim nổi tiếng Cecil B. DeMille cuối cùng dẫn bà đến với công việc như trợ lý biên tập viên trong phim ” Vua của những vị vua”.[23] Trong khi thực hiện phim ” Vua của những vị vua”, bà làm quen với một diễn viên trẻ, Frank O’Connor, sau đó kết hôn vào 15 tháng 4, năm 1929. Rand trở thành công dân Hoa Kỳ năm 1931. Một số nghề nghiệp khác trong suốt thập niên 1930 để hỗ trợ sự nghiệp viết văn của bà, bà đã làm một thời gian với vai trò phụ trách chính bộ phận trang phục tại hãng phim RKO Studios.[24] Bà cố gắng đưa cha mẹ và các sang Hoa Kỳ, nhưng họ không được phép nhập cư.[25]
Thành công văn học đầu tiên đến với Rand là việc bán kịch bản phim Red Pawn cho Universal Studios vào năm 1932[26], mặc dù nó chưa bao giờ được bấm máy. Theo sau đó là bộ phim chính kịch xử án Night of January 16th, do E.E.Clive sản xuất năm 1934 và đã thành công khi được công chiếu lần đầu tại Broadway năm 1935.
Tiểu thuyết đầu tiên của Rand, hư cấu dựa trên tiểu sử của bà We the Living, được xuất bản năm 1936. Lấy bối cảnh ở Liên bang Xô Viết, tiểu thuyết tập trung vào cuộc đấu tranh giữa cá nhân và chính quyền. Trong lời nói đầu cho lần xuất bản năm 1959, Rand viết rằng tiểu thuyết We the Living “sẽ gần giống với một cuốn tự truyện của tôi. … Cốt truyện thì có thể hư cấu, nhưng bối cảnh thì không …
Đánh giá Ayn Rand với học thuyết Chủ nghĩa khách quan
Chưa có đánh giá nào.