Anh Thơ | |
![]() |
|
Tên khai sinh | tên thật là Lê Thị Thơ |
Ngày/Nơi sinh
|
sinh năm 1976 quê ở phố Tân Tú, thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa |
Quốc tịch | Việt Nam |
Dân tộc | Kinh |
Nghề nghiệp | Ca sĩ |
Dòng nhạc | Trữ tình, Dân gian |
Nhạc cụ | Giọng hát |
Năm hoạt động | 1998 – nay |
Ca khúc | : Xa khơi, Khúc hát sông quê, Mẹ yêu con, Người con gái sông La, Hà Nội – Huế – Sài Gòn… |
Anh Thơ tên thật là Lê Thị Thơ, sinh năm 1976 quê ở phố Tân Tú, thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Trước khi trở thành ca sĩ, cô là sinh viên khoa Thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội. Trong thời gian này Anh Thơ đã liên tiếp giành được nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi ca hát chuyên nghiệp: Giải nhất Tiếng hát truyền hình Hà Nội 1998; Giải ba Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc 1999; Giải nhì nhạc thính phòng toàn quốc 2000; Giải nhất giọng ca Sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam 2001.
Anh Thơ là một trong những ca sĩ nổi tiếng thuộc dòng nhạc thính phòng và cách mạng truyền thống, thường xuất hiện trên nhiều chương trình ca nhạc chính thống ở Hà Nội. Cô phát hành album đầu tay có tựa đề Tình em vào tháng 8 năm 2005. Thời gian này, cô nhiều lần xuất hiện trong chương trình Con đường âm nhạc của VTV3, và thể hiện ca khúc nhạc nhẹ như Thềnh thềnh o ơi của Nguyễn Cường.
Hiện tại Anh Thơ là một giảng viên khoa Thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội và tiếp tục học cao học tại trường (bắt đầu từ năm 2005). Cô đã cho ra mắt 4 album, gồm có: Gửi em ở cuối sông Hồng (hát chung với Việt Hoàn), Tình em, Như ta có thể, Một dòng nghiêng soi. Anh Thơ đã từng lưu diễn nhiều nước trên thế giới: Nga, Tiệp, Đức, Ba Lan, Hà Lan, Châu Phi.
Anh Thơ là ca sĩ có chất giọng soprano (nữ cao). Giọng hát của cô được đánh giá là “trong sáng, tinh tế, tràn ngập cảm xúc và thấm đẫm âm hưởng dân ca”, cùng với kỹ thuật thanh nhạc được đánh giá cao trong số những ca sĩ thế hệ sau.
Anh Thơ được giới chuyên môn đánh giá cao bởi tài năng và được so sánh với các ca sĩ gạo cội như: Tân Nhân, Thanh Huyền, Lê Dung… Tên tuổi của ca sĩ Anh Thơ gắn liền với những bài hát: Xa khơi, Khúc hát sông quê, Mẹ yêu con, Người con gái sông La, Hà Nội – Huế – Sài Gòn…
Đà Nẵng tình người
Đà Nẵng trong lòng tôi sao mà sâu mà nặng
Như tình cha muối mặn như tình mẹ gừng cay
Cho lòng bao đắm say cho đời bao nỗi nhớ
Núi trong lòng thành phố phố trong lòng biển khơi
Đà Nẵng ơi tình người
Đà Nẵng ơi tình đời
Có qua bao lận đận mới biết đâu biển cạn đâu là dòng sông sâu
Có hiểu được lòng nhau mới tới bờ tới bến
Có hiểu được lòng nhau mới thấu hết nghĩa tình
Biển sóng xanh dập dềnh nắng chiều vàng ngõ phố
Cho lòng bao nỗi nhớ Đà Nẵng ơi duyên nợ
Cho lòng bao nỗi nhớ Đà Nẵng ơi tình người
Đà Nẵng ơi
Đà Nẵng trong lòng tôi sao mà sâu mà nặng
Như tình cha muối mặn như tình mẹ gừng cay
Cho lòng bao đắm say cho đời bao nỗi nhớ
Núi trong lòng thành phố phố trong lòng biển khơi
Đà Nẵng ơi tình người
Đà Nẵng ơi tình đời
Có qua bao lận đận mới biết đâu biển cạn đâu là dòng sông sâu
Có hiểu được lòng nhau mới tới bờ tới bến
Có hiểu được lòng nhau mới thấu hết nghĩa tình
Biển sóng xanh dập dềnh nắng chiều vàng ngõ phố
Cho lòng bao nỗi nhớ Đà Nẵng ơi duyên nợ
Cho lòng bao nỗi nhớ Đà Nẵng ơi tình người
Đà Nẵng ơi tình người
“Đà Nẵng tình người” là một cụm từ được nhiều người nhắc đến trong những ngày gần đây trong cuộc chiến chống COVID-19 của người dân Đà Nẵng và nó cũng là tên một ca khúc khá nổi của nhạc sỹ Nguyễn Đình Thậm. Ở khu vực tôi đang sống, những ngày bị phong tỏa kín, sáng nào tôi cũng nghe loa phát thanh thông tin về dịch bệnh, tiếp theo là bài hát “Đà Nẵng tình người” được phát đi phát lại.
Nhạc sỹ Đình Thậm ôm đàn hát trong một buổi nói chuyện chuyên đề thơ Đông Trình tại P. Hòa Khánh Bắc (Q. Liên Chiểu). |
Một ca khúc thấm đẫm tình người, tình đời
“Đà Nẵng tình người” là một sáng tác khá nổi bật của nhạc sỹ Nguyễn Đình Thậm (phổ thơ Ngân Vịnh). Đình Thậm quê Quảng Ngãi, đang sinh sống tại Đà Nẵng. Trước “Đà Nẵng tình người”, ông cũng có một số ca khúc khác được người nghe đón nhận như “Quế Sơn đất mẹ ân tình”, “Miền Trung quê mẹ”, “Huyền diệu sông Hàn”… Nhạc của Nguyễn Đình Thậm dễ nghe, dễ được đón nhận bởi ca từ dung dị, gần gũi, giàu chất tự sự và giai điệu được khai thác từ chất liệu dân ca miền Trung đậm chất ngọt ngào, dễ đi vào lòng người.
“Đà Nẵng ơi/ Đà Nẵng trong lòng tôi sao mà sâu mà đậm/ Như tình cha muối mặn, như tình mẹ gừng cay…”
Cái đạt trong ca khúc “Đà Nẵng tình người” là ở chỗ ca từ có những đoạn mang đến cái thấu tình, sự trọn vẹn của tình nghĩa, của lòng người dân Đà Nẵng qua nghĩa cử giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau những lúc khó khăn hoạn nạn. Nó không chỉ vừa diễn ra trong bối cảnh dịch COVID, mà đã trở thành máu thịt từ xửa từ xưa, từ nhà ra xóm, từ cá nhân đến cộng đồng… qua những đợt bão lũ, thiên tai… Vì vậy, ca khúc vang lên mọi nơi, ở không gian hội hè, hội nghị hay một tiệc đám cưới…
“Có qua bao lận đận, mới thấu hiểu lòng nhau/Có hiểu được lòng nhau, mới tới bờ tới bến”.
Không phải ngẫu nhiên mà ca khúc “Đà Nẵng tình người” được số đông người Đà Nẵng đều biết, hoặc được nghe qua vài lần.
Những bữa cơm trưa được phát miễn phí cho người dân gặp hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch COVID-19, nói lên tình cảm đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn của người dân Đà Nẵng. |
Và một tình bạn thắm thiết
Ở Đà Nẵng, nếu nhắc đến sự thành công của nhạc sỹ Đình Thậm hôm nay có một người đã luôn gắn bó và cùng đồng hành là nhà thơ Đông Trình. Có thể nói cơ duyên gặp gỡ giữa nhà thơ Đông Trình và nhạc sỹ Đình Thậm đã góp phần hun đúc, tạo thành nên sự thành công của nhạc sỹ ngày hôm nay… với hàng trăm cuộc nói chuyện từ các địa phương, trường học, cơ quan, nhà máy… ở hai tỉnh Đà Nẵng và Quảng Nam.
“Ở các cuộc nói chuyện, nhà thơ Đông Trình là người diễn thuyết về một đề tài văn học, còn tôi thì biểu diễn minh họa giữa buổi một vài bài hát. Có những ngày về quê ở các địa bàn miền núi tỉnh Quảng Nam bà con kéo đến rất đông. Có buổi chiều khi đang biểu diễn ở một nhà máy, một công nhân ngồi say mê lắng nghe, đứa trẻ đang được ôm trên tay bỗng rơi xuống đất, khóc ngất vang lên giữa hội trường làm buổi nói chuyện dừng lại. Thật cảm động làm sao!”. nhạc sỹ Đình Thậm chia sẻ.
Nhạc sỹ Đình Thậm luôn quý trọng nhà thơ Đông Trình. Đối với ông, nhà thơ Đông Trình luôn là người anh đáng quý trong tình cảm và là người thầy về chữ nghĩa. Có những bài hát vừa được sáng tác thâu âm, Đình Thậm luôn nhờ nhà thơ Đông Trình nghe lại và sửa chữa những ca từ mà theo ông chưa hay, chưa đủ nghĩa hoặc chưa đúng để nhà thơ có thể giúp ông thay đổi những câu, những từ hay hơn. Và vì thế, tình cảm giữa hai nhà thơ và nhạc sỹ luôn gắn bó sâu sắc.
Một trong những thế mạnh của nhạc sỹ Đình Thậm là giọng hát. Ông là một ca sỹ có giọng hát hay, nồng nàn, sâu lắng và lôi cuốn người nghe giúp những bài hát khi được ông thể hiện dễ đi vào lòng người.
“Đà Nẵng tình người” là một ca khúc thành công của nhạc sỹ Đình Thậm. Nhờ có ca khúc mà người nghe ngoài sự cảm nhận về Đà Nẵng, một thành phố ngoài sự năng động, trẻ trung ngày càng phát triển với những công trình kỳ vỹ tạo dấu ấn trong lòng bạn bè trong nước và quốc tế trong những năm gần đây, lại biết đến thêm tình người chan chứa, ân tình sâu đậm, là góc khuất ẩn sâu trong lòng người, trong tâm hồn người Đà Nẵng.
Chính tình người đã tạo nên sức mạnh, sự đồng lòng trong công cuộc dựng xây, phát triển Đà Nẵng, cũng như trong ngày dịch bệnh COVID từng đoàn bác sỹ, nhân viên y tế của Đà Nẵng lần lượt lên đường chung tay cùng tỉnh bạn chống dịch; những chuyến xe cứu trợ mang đầy hàng hóa, nghĩa tình của người dân Đà Nẵng giúp đỡ người dân trong vùng phong tỏa cách ly, san sẻ cùng những người dân các tỉnh miền Trung, từ phương Nam trở về quê hương, ngang qua đèo Hải Vân những ngày tháng 10 gần đây…
Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 đầy gian nan, ác liệt, ca khúc “Đà Nẵng tình người”: như tiếp thêm sức mạnh sẻ chia của tình người Đà Nẵng, âm thầm lan tỏa.
NGUYỄN HỮU HỒNG SƠN
Đánh giá Anh Thơ
Chưa có đánh giá nào.